“Bao nhiêu tuổi được đi xe máy điện” là thắc mắc của nhiều khách hàng. Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, người đủ từ 16 tuổi trở lên được phép điều khiển xe máy điện.
Xe máy điện được nhiều người ưa chuộng sử dụng bởi ưu điểm tiết kiệm chi phí, thân thiện môi trường, vận tốc ổn định và các tính năng thông minh tích hợp. Vậy, căn cứ theo Luật Việt Nam, “bao nhiêu tuổi được đi xe máy điện?”. Nắm rõ thông tin giúp người dùng di chuyển an toàn và hợp pháp.
1. Bao nhiêu tuổi được đi xe máy điện?
Theo điểm d, khoản 1, điều 3 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, xe máy điện được hiểu là phương tiện gắn máy sử dụng động cơ điện với công suất lớn nhất là 4kW và vận tốc thiết kế tối đa là 50km/h.
Ngoài ra, căn cứ điểm 19 Điều 3 Luật giao thông đường bộ, xe đạp điện được phân vào nhóm phương tiện giao thông thô sơ. Bên cạnh đó, khoản 1 điều 60 Luật giao thông đường bộ cũng quy định người đủ 16 tuổi trở lên được phép lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 phân khối.
Như vậy, công dân đủ 16 tuổi trở lên được phép điều khiển xe máy điện tham gia giao thông. Điều này cũng đồng nghĩa, công dân dưới 16 tuổi không được lái xe máy điện.
2. Chưa đủ tuổi đi xe máy điện phạt bao nhiêu?
Khoản 11, điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định, thực hiện phạt cảnh cáo đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.
Như vậy, người dưới 16 tuổi điều khiển xe máy điện sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho chính mình và người cùng tham gia giao thông, phụ huynh không nên cho con em lái xe máy điện khi chưa đủ 16 tuổi.
3. Một số quy định khi điều khiển xe máy điện
Sau khi giải đáp thắc mắc: “Bao nhiêu tuổi được đi xe máy điện?”, người dùng cũng cần tuân thủ một số những quy định khi điều khiển phương tiện. Nắm rõ những quy định khi lái xe giúp khách hàng không bị phạt hành chính, đồng thời tránh những sự số bất ngờ có thể xảy ra khi di chuyển.
3.1. Làn đường của xe máy điện
Xe máy điện là phương tiện thô sơ. Do vậy, khi lưu thông trên đường, người điều khiển cần phải đi vào làn đường dành cho phương tiện thô sơ. Nếu đi sai làn, người điều khiển có thể bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng theo điểm điểm g khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
3.2. Đăng ký xe máy điện theo quy định
Theo quy định của pháp luật, trước khi được lưu thông, các phương tiện cần thực hiện đăng ký biển số xe. Để tránh vi phạm luật, chủ sở hữu cần đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký biển xe và nộp các chi phí liên quan.
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ/CP (sửa đổi bởi điểm m khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người tham gia giao thông nếu không có giấy tờ đăng ký xe sẽ bị phạt hành chính từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
3.3. Đội mũ bảo hiểm nghiêm chỉnh
Đội mũ bảo hiểm là điều bắt buộc khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường. Điều này không những đảm bảo an toàn cho người lái mà còn cho những người cùng tham gia giao thông.
Theo nhiều nghiên cứu, đội mũ bảo hiểm giúp giảm tỷ lệ thương vong 42% và giảm tỷ lệ thương tật nặng tới 69%. Theo đó, với công nghệ và kỹ thuật của động cơ xe máy điện ngày càng được cải tiến, người dùng nên đội mũ bảo hiểm để tránh chấn thương nghiêm trọng khi có sự cố bất ngờ xảy ra.
Căn cứ Điểm b, khoản 4, Điều 2 và khoản 6, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe máy điện có thể bị phạt từ tiền 400.000 – 600.000 đồng nếu không đội mũ bảo hiểm.
3.4. Xi nhan đầy đủ
Việc chuyển làn, chuyển hướng đột ngột có thể gây tai nạn cho chính bản thân và người cùng di chuyển song song hoặc phía sau. Do vậy, trước khi rẽ, người điều khiển nên bật xi nhan để báo hiệu cho xe cùng lưu thông. Khi nhận tín hiệu này, các phương tiện khác sẽ chủ động nhường đường để đảm bảo an toàn.
Theo quy định tại điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe máy điện sẽ bị phạt hành chính đối với lỗi xi nhan như sau:
- Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng khi phương tiện chuyển làn đường nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước.
- Phạt từ 400.000 – 600.000 đồng nếu phương tiện chuyển hướng nhưng không có tín hiệu xi nhan báo trước hướng rẽ (trừ trường hợp đi theo hướng cong của đoạn đường không giao nhau cùng mức).
4. Lưu ý đi xe máy điện an toàn
Để lưu thông an toàn với xe máy điện, người dùng nên “bỏ túi” một số những lưu ý khi điều khiển phương tiện, cụ thể:
- Trước khi bắt đầu hành trình, người dùng hãy thực hiện kiểm tra tổng quát xe như lốp, phanh, hệ thống đèn,.. để đảm bảo hiệu quả hoạt động.
- Người lái hãy dùng hai chân để giữ thăng bằng phương tiện khi ngồi lên xe. Nếu chở thêm người phía sau, hãy đảm bảo người đó ngồi chắc chắn, sau đó mới bắt đầu di chuyển.
- Tuyệt đối không chở quá tải trọng xe cho phép, đồng thời gạt chân chống phụ nếu có.
- Chỉ bật khóa điện sau khi cả người lái và hành khách ngồi an toàn trên xe.
- Khi bắt đầu di chuyển, người lái hãy tăng tốc dần dần. Trường hợp tăng ga đột ngột có thể sẽ xảy ra va chạm.
- Trong quá trình di chuyển, người dùng tránh ga giật, lạng lách hay phanh gấp.
- Khi gặp chướng ngại vật, hãy giảm ga kết hợp cùng với phanh từ từ.
- Hãy quan sát kỹ tứ phía trước khi để người phía sau xuống xe.
- Thực hiện tắt khóa điện trước khi xuống xe để tránh phương tiện vận hành ngoài ý muốn.
Đồng thời, với quãng đường di chuyển lên tới 205km chỉ sau 1 lần sạc đầy, tích hợp cùng các tính năng an toàn thông minh.
Giải đáp thắc mắc: “Bao nhiêu tuổi được đi xe máy điện?” giúp khách hàng tham gia giao thông hợp pháp. Ngoài ra, việc nắm rõ những quy định, lưu ý khi điều khiển xe máy điện cũng giúp người dùng đảm bảo an toàn và tránh bị phạt hành chính.